L̉NG DÂN ĐỐI VỚI NHÀ TÂY SƠN

QUÁCH TẤN & QUÁCH GIAO

Danh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, người đă hai phen phá tan quân xâm lược do Duy Kỳ thỉnh về, Phúc Ánh rước tới, cứu nhân dân Việt nam thoát khỏi ṿng nô lệ của ngoại quốc, cùng mặt trăng mặt trời rạng rỡ trên sông núi Việt nam. V́ nghĩ rằng, nếu không có vua Thái Đức mở đường, Đông Định vương giúp sức, th́ chắc ǵ đă có những chiến công oanh liệt của vua Quang Trung, nên người B́nh định, nhất là người B́nh khê, ghi nhớ cả ba người anh hùng áo vải. Bởi vậy, sau khi ngôi từ đường của nhà Tây Sơn ở Kiên Mỹ bị nhà Nguyễn phá hủy, th́ ngôi đ́nh làng thay vào.

Đ́nh làng dựng lên để thờ thần. Nhưng nhân dân địa phương đem sắc thần để một ngôi miếu khác, c̣n đ́nh th́ bí mật thờ ba vua Tây Sơn, xuân kỳ thu tế, nhưng chỉ vái thầm chứ không đọc văn. Ngoài xuân thu kỳ tế, c̣n ngày kỵ của ba vua vào tháng 11 âm lịch. Để che mắt vua quan nhà Nguyễn, ngày kỵ gọi trại là ngày "cúng cơm mới". Lâu ngày chánh quyền địa phương biết được, nhưng một mặt sợ "thần linh bẻ họng", mặt khác sợ thất nhân tâm nên bóp bụng làm ngơ.

Ḷng kính yêu nhớ tiếc ba vua Tây Sơn thấm thía và bền bỉ, chẳng những ở tầng lớp sĩ phu, mà cả ở dưới mọi tầng lớp nhân dân. Bất kỳ già trẻ trai gái, hễ đi ngang qua đ́nh Kiên mỹ là lấy nón cúi đầu. Khách đi ngựa, đi vơng đều phải xuống ngựa, xuống vơng. Và ca dao địa phương có câu:

Đá Hàng cữ nước không sâu
Hàng Thuyền lai láng mặt dầu cá đua
Có đua sông trước th́ đua
Sông sau mắc miễu thờ vua xin đừng

Ḷng kính yêu tiếc nhớ nhà Tây Sơn chẳng những ở thời trước, mà cho đến năm 1945 vẫn nồng nàn như cử xuân kỳ thu tế, ngày kỵ "cúng cơm mới" trong năm 1945 vẫn tiến hành như thường lệ. Đến năm 1947 có lệnh tiêu thổ kháng chiến, đ́nh miễu bị phá hủy, việc cúng tế mới thôi.

Năm 1960, nhân dân B́nh khê chung tiền chung sức lập lại đền thờ Tây Sơn nơi đ́nh cũ.
Đền không lấy ǵ làm rộng lớn, song trang nghiêm. Đối với sự nghiệp anh hùng thật không xứng đáng. Nhưng đối với hoàn cảnh thiếu thốn của nhân dân địa phương lúc bấy giờ, th́ chừng ấy cũng là một cố gắng vượt mức.

Đền có ba gian. Gian giữa thờ vua Quang Trung. Hai bên thờ vua Thái Đức và Đông Định vương. Trước sân có tượng bán thân của vua Quang Trung và có bi đ́nh khắc bài kỷ tán tụng công đức nhà vua.

Sau khi đền lạc thành, cứ mỗi năm, đến ngày lễ Đống Đa, nhân dân toàn tỉnh B́nh định họp nhau tại đền làm lễ kỷ niệm. Lễ kỷ niệm cử hành theo cổ lễ, nhưng những cuộc vui th́ có mới có xưa. Người đến dự lễ vô cùng đông đúc. Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Và riêng nhân dân B́nh khê rằm tháng 11 âm lịch lại tổ chức thêm ngày kỵ ba vua theo thường lệ.

Trong buổi lễ Đống Đa và ngày kỵ đều có đọc văn tế và cử nhạc theo cổ lễ. Bài văn tế đầu tiên:

VĂN TẾ ĐỐNG ĐA

Than ôi!
Ḍng Côn thủy mây lồng thức gấm, măn vui t́nh mai liễu độ xuân
Đỉnh Tây sơn gió cuộn sông tùng, chạnh tưởng đức anh hùng cứu quốc
Hai bận vui xuân, cỏ hoa lồng tiệc ngọc
Lửa tạnh hề biên cương
Nền cao hề xă tắc
Tiếng anh dũng nước mây lừng lẫy sấm
Triều Măn Thanh bóp bụng sống chung trời
Chí đấu tranh son sắt vững vàng nên
Niềm Lưỡng Quảng quyết tâm đ̣i lại đất
Nhưng than ôi!
Tấm gan rêu đá, trời chửa vá xong
Đỉnh Ngự ch́m mây, rồng sao vội khuất!
Cơ cường thịnh thiếu tay xếp đặt
Cửi ḍn thoi phút để mối tơ chùng!
Nghiệp đế vương đuối sức giữ ǵn
Thuyền thuận bến trúc theo cơn gió lật!
Trời Phú xuân sương gió lạnh lùng!
Biển Thị Nại bèo mây tản mát!
Bút chép sử múa men hay đắc thế, trang oanh liệt son nḥa!
Nền ghi ân khuất lấp bóng cô thôn, gường anh hùng thủy nhạt!
Nối chí cả người sau toan lấp hận
Lao công tinh vệ ngậm ngùi thương
Ǵn dấu linh chốn cũ khó nguôi t́nh
Lắng giọng đỗ quyên tê tái ruột
Cũng may thay:
Lẽ tuần hoàn trời đất chẳng ngừng xoay
Ách chuyên chế giống ṇi nay đă thoát
Trăng hào kiệt bấy lâu u ám, ngọn đông phong mát mẻ vén màn sương
Vườn anh hoa đua nở tự do, bút thanh nghị ngọt ngào rơi giọt nước
Chúng tôi nay:
Chung gội ơn xuân. Kính dâng lễ bạc
Non xanh nước biếc, khí anh tú mơ màng
Nội thẳm ngàn xa, hương tinh thần bát ngát
Ḍng lịch sử mở ra ôn lại, dịu dàng chữ gấm dệt lời hoa
Tranh vĩ nhân trải rộng xem chung, lộng lẫy chỉ vàng treo bóng ác
Hàm hô con cá nhảy, trong bóng mây thấp thoáng bóng rồng
Trưng Lĩnh cánh diều bay, theo tiếng gió lẫy lừng tiếng nhạc
Linh thiêng xin chứng.

Từ khi đền Tây Sơn lập lại, năm năm đều tế lễ. Lễ Đống Đa thay lễ tế Xuân Thu. Lễ húy nhật vẫn giữ y như cũ. Và tuy đời đổi mới, lễ vẫn cử hành theo lề lối xưa. Nhưng lần lần người đọc văn tế có tài qua đời hết, và cứ đọc đi đọc lại măi một bài nghe cũng chán, nên cứ vài ba năm thay văn tế một lần, không thiếu những điểm quan trọng, nhưng gọn gàng dễ đọc.

Có hai bài thường được dùng đến là Văn tế lễ Đống Đa và Văn tế ngày Kỵ 15 tháng 11.
Những bài kư đă nói lên được trung thực ḷng người yêu nước đối với nhà Tây Sơn. Nhưng trong đó chỉ dám biểu lộ sau khi nhà Nguyễn đă bị nhân dân đứng lên lật đổ.

Dám biểu lộ trong lúc ách cường quyền c̣n đè nặng trên cổ nhân dân, th́ ḷng lính yêu mới thật là mănh liệt mà Nguyễn Bá Huân viết: "Cân quấc Anh hùng truyện, Tây Sơn văn thần liệt truyện". Nguyễn Trọng Tŕ viết: "Tây Sơn danh tướng chính Nam truyện, Tây Sơn lương tướng ngoại truyện".
Các tác phẩm trên ghi chép sự tích, hành trạng của các anh hùng hào kiệt văn vơ pḥ tá cho nhà Tây Sơn. Sách viết dưới thời Tự Đức. Dụng ư đề cao nhà Tây Sơn. Không phải là "danh sơn sự nghiệp" mà sách được phổ biến trong giới trí thức đương thời, trong đó có một đại thần nhà Nguyễn là Đào Tấn ở Vinh Thạnh.

QUÁCH TẤN - QUÁCH GIAO 
Đặ
c san TÂY SƠN - QUANG TRUNG Xuân Quí Dậu 1993